Bí quyết luyện thi IB – BM

0
6349

[Chia sẻ của Enger Do – sinh viên IB, Haaga Helia UAS]

 

Phần Mở Đầu:

Đầu tiên, mình muốn nói về language skill requirements. Không kể các bạn apply DA bằng TN THPT khi mà language skill requirements có thể là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc các bạn có được mời thi hay không (điển hình là trường hợp của Ramk năm vừa rồi) thì trong trường hợp được trường gửi thư mời dự thi, điểm IELTS/TOEFL không tạo bất kì lợi thế gì được nhận từ trường cho kết quả Entrance Examination của các bạn cả. Sau khi được trường gửi thư mời thi, dù điểm IELTS/TOEFL chỉ đạt ở mức đủ yêu cầu nộp hồ sơ hay cao hơn thì kết quả sẽ vẫn chỉ được quyết định ở việc các bạn thể hiện ra sao trong Entrance Examination. Tuy vậy, IELTS/TOEFL là yếu tố thể hiện kĩ năng sử dụng tiếng Anh, mình vẫn khuyến khích các bạn cố gắng đạt band điểm cao vì như vậy các bạn cũng phần nào sẽ tự tin hơn khi các bạn sử dụng tiếng Anh trong quá trình ôn thi và khách quan mà nói các bạn đạt điểm IELTS/TOEFL cao hơn thì kĩ năng sử dụng tiếng Anh của các bạn ấy nhìn chung là tốt hơn. Một điều nữa đó là như vừa rồi thì Entrance Examination 2013 không có phần thi Language Test riêng biệt cho khối ngành liên quan tới Business, Language Test sẽ được đánh giá qua kĩ năng sử dụng  tiếng Anh của các bạn trong phần thi Essay (Writing Skill) và Group Interview (Speaking Skill).

 

 

Pre-reading material

 

Pre-reading là một tài liệu quen thuộc cho Entrance Examination kì học mùa thu của Finnips. Pre-reading material của hai năm trở lại đây là “annual report” của Metso và Fiskars – hai công ty của Phần Lan và một trong hai phần của Pre-reading 2014 cũng dưới dạng annual report. Một annual report thông thường bao gồm các thông tin về một công ty, như năm ngoái pre-reading là annual report của Fiskars và phần được yêu cầu dành cho applicants bao gồm: Company (thông tin chung giới thiệu về công ty), Business (giới thiệu về sản phẩm của công ty,các phân mảng kinh doanh), Sustainability (chiến lược phát triển bền vững), và Governance (hệ thống quản lý công ty). Tùy từng năm mà nội dung (số trang) của pre-reading material cho Entrance Examination  sẽ được quyết định dài ngắn khác nhau nhưng các bạn cứ yên tâm vì điều này sẽ được thông báo kèm khi các trường publish pre-reading trên website (như năm ngoái phần Financial Statement không nằm trong nội dung 47 trang được yêu cầu học, tuy vậy những số liệu quan trọng trong các phần trên có thể được tìm thấy trong Financial Statement). Thông thường sẽ có khoảng thời gian 3,5 tháng từ khi pre-reading được publish cho tới ngày thi để đọc hiểu cũng như phân tích pre-reading (tới ngày thi, tất nhiên, các bạn sẽ không được mang pre-reading vào phòng nữa).

 

Câu hỏi đặt ra: vậy tại sao pre-reading quan trọng? Cấu trúc kì thi Entrance Examination kì mùa thu của Finnips có 4 phần chính (được đánh giá trên thang điểm 100) gồm: Essay, Multiple choice questions, Math and Logical Questions, và Group Interview. Theo cấu trúc này, đề thi cho hai phần Essay và Multiple choice questions sẽ được đưa ra dựa trên nội dung của pre-reading (đánh giá kĩ năng đọc hiểu và phân tích của các thí sinh dự thi); như Entrance Examination cho kì học mùa thu 2013 vừa rồi thì điểm dành cho hai phần Essay và Multiple choice questions lần lượt là 25 điểm và 15 điểm – tổng điểm của hai phần dựa trên pre-reading là 40 điểm/100 điểm nên từ đó các bạn có thể tự cảm nhận tầm quan trọng của pre-reading như thế nào?

 

Phần tiếp theo đây là những sự chuẩn bị và những hướng tiếp cận cho từng phần thi của Entrance Examination (Essay, Multiple choice questions, Math and Logical Questions, và Group Interview) mà các bạn có thể tham khảo.

 

 

  1. Essay (Đọc hiểu Pre-reading và Language test)

 

  1. Đọc hiểu Pre-reading:

 

Phần thi Essay là phần thi chiếm điểm số lớn thứ hai trên tổng điểm của Entrance Examination (chỉ sau Group Interview). Yêu cầu phần thi là một bài essay khoảng từ 400 từ trở lên với topic là một issue được đề cập trong pre-reading. Vì không có bất kì giới hạn và gợi ý nào về cách ra đề cho phần thi Essay nên mình khuyên rằng các bạn PHẢI cover tất cả các nội dung được đề cập trong pre-reading. Như phần Essay kì mùa thu 2013 đề tại Hà Nội được tập trung trong cả chương Business trong khi đề tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ tập trung về một phần trong chương Sustainability. Không thể phủ nhận việc sau khi đọc xong vài lần pre-reading, các bạn sẽ có những cảm nhận cá nhân về phần nào là thế mạnh khi các bạn phân tích; tuy nhiên như mình đề cập ở trên: các bạn PHẢI cover tất cả nội dung, đừng học có phần tập trung rất nhiều rồi có phần khác lại dành ít tập trung hơn hay hiểu một cách mơ hồ – các bạn càng nắm được kĩ nội dung của pre-reading thì các bạn càng tự tin khi vào phòng thi – “Victory loves preparation” mà ^^. Thực tế, mỗi người có một kế hoạch học pre-reading khác nhau và về quan điểm cá nhân thì mình nghĩ rằng các bạn có thể dành thời gian đọc pre-reading ít nhất hai lần( nhiều hơn thì càng tốt). Lần 1 là lần đọc hiểu để nắm ý chính: pre-reading nhắc tới công ty nào, đặc điểm nổi bật của công ty ra sao và rút ra tóm tắt khái quát cho từng phần. Sau khi đọc xong lần 1, lần đọc thứ hai sẽ là khi các bạn đọc hiểu chi tiết nội dung của pre-reading: tìm ra mối liên kết giữa các ý với nhau, take note các từ vựng chuyên ngành, số liệu và thống kê (phục vụ khi các bạn làm phần thi Multiple choice questions cũng như nếu các bạn có thể áp dụng số liệu để minh họa cho ý bạn muốn diễn đạt trong Essay thì bài Essay của bạn sẽ càng được đánh giá cao).

 

Một trong những lưu ý QUAN TRỌNG cho phần thi Essay đó là plagiarism (lỗi đạo văn). Như hiện mình đang học bên này, mỗi khi nộp thì assignment đều được kiểm tra bằng một phần mềm chống đạo văn và xem đây là bài do bạn tự làm hay bạn đi copy từ một nơi nào khác trên Internet. Lỗi đạo văn là một trong những lỗi bị phạt rất nặng trong quá trình đánh giá kết quả bài làm. Lý do tại sao mình nhắc tới lỗi đạo văn trong sự chuẩn bị dành cho phần thi Essay? Annual report có thể coi là bộ mặt của một công ty nên việc publish annual report thực sự cần nhiều sự đầu tư về cả thời gian và công sức nên không khó hiểu khi cách diễn đạt trong annual report có những đoạn rất ngắn gọn cô đọng, từ ngữ sử dụng thì formal và bên cạnh đó thì học thuộc lòng đã là một thói quen không còn lạ với nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam chúng ta nên hệ quả của việc áp dụng học thuộc lòng với những gì được viết trong pre-reading, không phải sẽ là xu hướng của tất cả các applicants, nhưng rất có thể sẽ xảy ra với những bạn chưa có hướng tiếp cận nên giải quyết pre-reading ra sao. Việc học thuộc lòng những gì được viết trong pre-reading cũng chính là việc sử dụng ý tưởng và ngôn ngữ của người khác – hay nói cách khác đó chính là một hình thức của lỗi đạo văn. Điều mình muốn NHẤN MẠNH ở đây là các bạn hãy cố gắng đọc hiểu pre-reading và diễn đạt lại theo cách hiểu riêng của các bạn, các từ ngữ trong pre-reading mà quá “đao to búa lớn” thì các bạn cố gắng paraphrase lại bằng những từ đồng nghĩa khác cho tới việc paraphrase các ý trong pre-reading để ghi nhớ nữa. Pre-reading cũng như là “nguyên liệu chung” cho tất cả các applicants để tạo ra một món ăn mang tên “Essay” trong Entrance Examination vậy; và món ăn có “hấp dẫn” hay không, có “hợp khẩu vị” với người chấm thi hay không hoàn toàn tùy thuộc vào kĩ năng chế biến của các bạn 😀

Xem thêm  Sinh viên Võ Lê Quỳnh Như của đại học Khoa học Ứng dụng Centria

 

Bố cục của bài thi Essay thì các bạn có thể trình bày như phần writing của kì thi IELTS: introduction, body, conclusion. Tùy thuộc vào đề bài của phần thi Essay thế nào mà các bạn quyết định số lượng paragraph của Body: giả sử trong trường hợp các bạn muốn triển khai hai ý chính thì Body sẽ gồm hai đoạn, ba ý chính thì Body sẽ gồm ba đoạn. Trong trường hợp đề bài ra có thể có nhiều ý để triển khai, đừng chọn viết nhiều ý mà hãy chọn những ý các bạn tâm đắc nhất và cố gắng lập luận thật chắc chắn để bảo vệ cho ý kiến các bạn đã chọn. Điều quan trọng là người chấm muốn thấy khả năng các bạn trình bày, phân tích, bảo vệ quan điểm để rồi đưa ra kết luận như thế nào chứ không phải muốn kiểm tra xem ai là người có thể liệt kê được nhiều hơn. Đây cũng chính là critical thinking và analytical thinking – một nét đặc trưng của hệ thống giáo dục Âu-Mỹ.

 

Để giúp đỡ các bạn apply theo dạng DA bằng tốt nghiệp (đang học lớp 12) cũng như các bạn sinh viên chuyên ngành học chính không phải là chuyên ngành liên quan tới Business cho tới các bạn học chuyên ngành liên quan tới Businesss nhưng chương trình học không phải bằng tiếng Anh, mình post link Investopedia – đây là một website mà các bạn có thể tìm thấy định nghĩa cho những khái niệm bằng tiếng Anh xuất hiện trong pre-reading (đặc biệt là những khái niệm về Finance, Accounting). Đây là một website mình được khuyên nên tham khảo từ một người anh của mình được nhận học bổng theo học chương trình Thạc sĩ Kinh tế tại Vương Quốc Bi, bản thân mình cũng đã nhiều lần sử dụng Investopedia nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của website. Các bạn cũng có thể tra cứu qua Google bằng việc search theo cụm: khái niệm bằng tiếng Anh + Investopedia + Enter.

Linkhttp://www.investopedia.com/dictionary/

 

 

  1. Language test:

Như mình đã nhắc tới trong phần mở đầu, Entrance Examination của khối ngành liên quan tới Business cho kì mùa thu 2013 vừa rồi không có phần thi Language Test tách biệt, Language test đánh giá kĩ năng Writing và Speaking dựa trên phần thi Essay và Group Interview.

 

Điều quan trọng nhất cho phần thi Essay, theo quan điểm cá nhân của mình, là việc diễn đạt ý. Sẽ không mang ý nghĩa gì cả khi mà sử dụng rất nhiều cấu trúc phức tạp hay từ ngữ academic nhưng cuối cùng người chấm lại không hiểu nội dung chính mà người viết muốn trình bày trong bài essay là gì, hoặc hiểu nhưng không hiểu một cách trọn vẹn. Các bạn có thể tham khảo để viết theo mô hình tuyến tính A => B => C với B, C lần lượt là lập luận và ví dụ để bảo vệ cho ý nghĩa của ý A mà các bạn cần diễn đạt.

 

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chú ý đến việc sử dụng đa dạng cấu trúc câu: simple sentence, compound sentence, complex sentence, adverbial clause, relative clause, “with” structure… rồi sử dụng các linking words, cho tới vấn đề lỗi chính tả, chia động từ theo ngôi và thì của động từ.

 

 

  1. Multiple choice questions và Math/Logical Questions:

 

  1. Multiple choice questions:

Ngoài Essay thì MCQ là phần thi còn lại với nội dung dựa trên Pre-reading và như Entrance Examination cho kì mùa thu 2013 vừa rồi, MCQ bao gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm (tổng 15d). Trong khi đề thi mùa thu 2012 tại Hà Nội có những câu hỏi liên quan tới số liệu thì đề mùa thu 2013 tại Hà Nội lại chỉ hỏi chi tiết ý chứ không có một câu nào liên quan tới số liệu cả. Tuy vậy, trong trường hợp đề ra không có số liệu thì nội dung của MCQ cũng đều nằm trong những gì các bạn đoc hiểu pre-reading để chuẩn bị cho phần thi Essay. Ở khía cạnh còn lại, trong trường hợp khi đề thi phần MCQ về số liệu xuất hiện trong pre-reading thì mình thấy rằng việc học số liệu bằng flash card (rất tiện lợi để các bạn có thể mang theo mọi lúc mọi nơi) rất hiệu quả. Các bạn có thể cắt giấy bìa cứng, chọn nhiều màu sắc khác nhau càng tốt (có thể là mỗi màu dành cho mỗi chương khác nhau của pre-reading): một mặt điền số liệu, một mặt còn lại điền sự kiện hoặc thông tin liên quan tới số liệu đó là gì. Để có động lực hơn thì có thể sử dụng hình phạt về “tài chính”. Như đợt ôn thi vừa rồi, nhóm học của mình có áp dụng phương pháp này: tuần đầu tiên kiểm tra mỗi flash card sai là A (tiền mặt) thì hình phạt cho mỗi flash card sai của tuần thứ 2 và tuần thứ 3 lần lượt là 2A và 4A, các tuần sau đó cứ cấp số nhân lên. Xen giữa giữa các tuần phạt có thể dành một tuần không phạt tiền, vừa tạo sự thoải mái về tinh thần cũng như việc học lúc này đơn giản tựa như một trò chơi vậy . Tất cả tiền phạt sẽ được nộp vào quỹ chung của nhóm, tới sau khi thi xong tổng kết và mọi người cùng đi liên hoan B-) Bên cạnh đó các bạn cũng có thể quản lý bằng Microsoft Excel với một column về số liệu, một column về sự kiên và thông tin liên quan tới số liệu (hai column nên tách biệt xa nhau để khi bạn mở ra thì chỉ có thể nhìn thấy một trong hai column cùng một lúc), rồi dùng các sheet khác nhau cho các chương khác nhau.

Xem thêm  Du học Phần Lan - Hệ thống giáo dục ‘chả giống ai’

 

Note: Tuyệt đối đừng nên học tủ mà hãy cố gắng tổng kết được càng nhiều số liệu càng tốt vì tới lúc có kết quả thì các bạn sẽ thấy 1d của Entrance Examination quý giá như thế nào trong khi phần thi này, quan điểm của mình, là một phần thi để thí sinh tích lũy điểm số, càng cố gắng được nhiều đáp án đúng càng tốt. Một điều nữa đó là các bạn hoàn toàn có thể áp dụng số liệu vào phần thi Essay nhưng đây cũng như con dao hai lưỡi nên hãy đề cập khi các bạn thực sự nhớ chính xác, hoặc có mối liên kết; trong trường hợp các bạn không nhớ chính xác hoặc liên kết giữa số liệu và ý mà bạn đang muốn diễn đạt không thực sự rõ ràng thì tốt nhất là không nên đề cập tới.

 

 

2.Math and logical questions:

Math và logical questions tùy mỗi năm, như năm vừa rồi thì đề gồm 20 câu trắc nghiệm (tổng điểm 20). Mình nghĩ rằng phần thi này không phải là vấn đề với các thí sinh Việt Nam chúng ta. Phần Toán bao gồm các bài toán về đại số thông thường, phân số, lũy thừa, căn, phần trăm, hệ phương trình cho tới dạng bài toán công việc, lãi suất (đơn, kép)… Logical questions điển hình là dạng tìm số, hoặc chữ còn thiếu trong một dãy logic.

 

Note: Phần thi Math của IB sẽ không cho phép các bạn được mang máy tính cầm tay vào phòng thi nên các bạn hãy cố gắng dành thời gian luyện tập khả năng tính bằng tay, tính nhẩm ở nhà. Bên cạnh đó, phần thi Math and logical questions 2013 vừa rồi thì không được phát nháp và hôm đi thi mình phải nháp vào đề cũng như nháp ra bàn. Mình nhắc tới điều này để bạn nào đã cảm thấy ổn với kĩ năng tính toán rồi thì có thể dành thời gian luyện tập việc tính toán trong một khoảng trống nhỏ để trong trường hợp vào phòng thi mà giám thị không phát nháp thì cũng không bị ảnh hưởng tâm lý và không mất thời gian tẩy đi tẩy lại trong khi làm bài.

 

Lý do mình nhắc tới hai phần thi MCQ và Math/Logical questions trong cùng một mục dù không liên quan tới nhau vì đây là hai phần thi trắc nghiệm đồng thời có thể gọi là hai phần thi tích lũy điểm số, các bạn cố gắng đạt được càng nhiều số câu đúng càng tốt. Bên cạnh đó, với bài thi trắc nghiệm thì mình nghĩ rằng các bạn cứ làm một lượt từ đầu tới cuối, câu nào dễ làm trước, khó làm sau và trong trường hợp chưa ra kết quả một câu nào đó thì có thể tạm thời bỏ qua và quay lại làm sau chứ đừng dành quá nhiều thời gian cho nó. Sau khi làm bài xong thì nên cố gắng dành thời gian để kiểm tra lại bài xem có lỗi sai gì không, mình nghĩ rằng tối thiểu hóa lỗi sai cũng quan trọng không kém gì tối đa hóa số câu đúng vậy. Một điều nữa là như năm vừa rồi thì trong trường hợp đáp án trả lời sai không bị trừ điểm nên nếu không làm được các bạn có thể khoanh một trong những đáp án các bạn phân vân chứ đừng bỏ trống. Ít nhất có cơ hội đạt điểm vẫn hơn không.

 

 

TIME MANAGEMENT:

 

Bước vào phòng thi, thời gian dành cho 3 phần thi Essay, MCQ và Math/Logical questions là 3 giờ và giám thị sẽ chỉ phát đề một lần cho cả ba phần chứ sẽ không có thời gian riêng biệt cho từng phần nên quản lý thời gian là một kĩ năng rất quan trọng. Trên website của các trường phần Entrance Examination thường ghi thời gian cho các phần thi Essay, MCQ, Math/Logical Questions lần lượt là 75 phút, 45 phút, 60 phút (tương đương với 3 phút một câu trắc nghiệm) nhưng trong phòng thi thì thời gian câu khó, câu dễ sẽ khác nhau, có những câu MCQ các bạn chỉ mất chỉ từ 15 đến 20 giây trong khi những câu phần Toán, có thể, các bạn mất hơn 3 phút. Ý mình muốn nói là khung thời gian trên chỉ mang tính chất tham khảo, và các bạn khi làm Toán, viết essay ở nhà thì bấm giờ để tìm ra thời gian làm bài hiệu quả nhất vì mỗi người có một tốc độ làm bài khác nhau.

 

 

C.Group Interview: (Chuẩn bị cho Group Interview và Language test)

 

  1. Chuẩn bị cho Group Interview:

 

Số lượng thành viên của mỗi nhóm (thường là 4-5 người) sẽ được chọn và thông báo trên bảng tên sau khi hoàn thành các phần thi buổi sáng, các bạn xem trên bảng tên sẽ biết và tập hợp thành viên của nhóm mình để chuẩn bị cho phần thi Group Interview vào đầu giờ chiều (sau khi ăn trưa).

 

Thời gian các thành viên trong nhóm tập hợp, làm quen nhau, và cùng thảo luận về chiến lược của cả nhóm cho phần thi Group Interview, mình nghĩ rằng, là rất quan trọng (việc này nếu có thể trong thời gian cả nhóm cùng đi ăn trưa được thì quá tốt, không được như vậy thì có thể dành khoảng 15 đến 30 phút trước khi nhóm bắt đầu thi). Thời gian trước khi thi, nhóm mình thống nhất là đầu tiên sẽ nói theo vòng tròn nghĩa là lượt đầu thì tất cả các thành viên trong nhóm cùng có cơ hội được nói và sau khi kết thúc vòng tròn thì ai có ý tưởng sẽ tiếp tục đồng thời cố gắng nhường nhau chứ không cướp lời. Mình thấy cách này khá hiệu quả và các bạn có thể tham khảo vì cách này đảm bảo rằng tất cả các thành viên ít nhất đều có cơ hội nói sau lượt đầu tiên. Mục đích của phần thi Group Interview là để đánh giá hiệu quả làm việc nhóm nên người được chọn là người “phù hợp nhất” chứ không phải là người “thể hiện bản thân nhiều nhất”. Điều này có nghĩa là những trường hợp ngắt lời khi người khác đang nói, nói quá dài không cho người khác có cơ hội nói hoặc là quá offensive với ý kiến của người khác thì các bạn yên tâm rằng không phải tất cả nhưng thường đó sẽ là những trường hợp không được chọn. Vậy nên thật lòng mình khuyên rằng đừng để bản thân là những trường hợp như vậy, ngoài việc những trường hợp như vậy làm ảnh hưởng đến kết quả chung của nhóm thì mình nghĩ rằng hãy cứ fairplay, hãy cùng các thành viên khác đóng góp vào performance chung và sau này rất có thể, những thành viên trong nhóm Group Interview lại trở thành những người bạn tốt trong cuộc sống của bạn. Như nhóm Group Interview của mình, dù là kết quả có người được sang Phần Lan, có người còn một chút thiếu “may mắn” nhưng chúng mình vẫn giữ liên lạc với nhau, các bạn đã ở Phần Lan rồi thì cùng nhau chia sẻ cuộc sống bên này đồng thời dành sự động viên cho bạn “thiếu may mắn” để có thêm động lực cố gắng apply kì mùa thu 2014 – các bạn ấy đều là những người bạn mình quý mến ^^

Xem thêm  Giáo dục Việt Nam và Phần Lan - những điều khác biệt

 

Đề thi của phần thi Group Interview, không hẳn đề nào cũng vậy, nhưng mình thấy khá nhiều đề dưới dạng controversial issues, nghĩa là các bạn hoàn toàn có thể đồng ý hoặc phản đối. Việc các bạn chọn phản đối hay đồng ý không quan trọng bằng việc bạn đưa ra lý do cho ý kiến của các bạn và các bạn bảo vệ lý do đó ra sao. Đừng đừng liệt kê quá nhiều lý do, hãy chọn lý do nào mà các bạn tâm đắc và cảm thấy thuyết phục nhất để bảo vệ ý kiến, quan điểm của các bạn. Vì là một phần thi đánh giá hiệu quả làm việc nhóm nên các bạn hoàn toàn có thể support người khác, ex: I agree with A’s opinions and I want to add something more…Trong trường hợp phản đối với ý kiến của người khác thì tránh đừng quá offensive, ex: Your ideas are great; however, in my own opinion/personally, I suppose that… Các bạn cũng có thể sử dụng các modal verbs để đưa ra ý tưởng của bản thân một cách khách quan hơn. Một Group Discussion hiệu quả là một Group Discussion có thể đưa ra được conclusion, tất nhiên đừng quá gò bó là phải đưa ra conclusion mà tùy trong phòng thi thời gian ra sao để có thể linh hoạt. Trong trường hợp đề thi dưới dạng một controversial issue thì có thể tham khảo việc đưa ra conclusion bằng cách kết hợp các advantages của side A và advantages của side B.

NOTE: Nhóm học (khoảng 4-5 người) để ôn luyện phần thi Group Interview mình thấy mang lại nhiều nhiều hiệu quả vì các bạn có cơ hội thực hành và trải nghiệm những tình huống tranh luận mà các bạn có thể gặp phải trong phòng thi nên mình khuyến khích việc các bạn đi Offline và lập nhóm học cùng ôn với nhau. 😀

 

 

  1. Language test:

 

Tương tự như phần thi Essay, phần thi Group Interview cũng sẽ có Language Test để đánh giá kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các bạn. Theo ý kiến của mình, mình nghĩ rằng Pronunciation là yếu tố quan trọng nhất. Những yếu tố như vocabulary, structure thay vì sử dụng vocabulary, structure phức tạp có thể sử dụng vocabulary, structure đơn giản mà người chấm vẫn phần nào có thể hiểu ý các bạn muốn diễn đạt thì pronunciation ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm ngắt quãng quá trình nghe hiểu, hoặc người chấm không hiểu được ý mà các bạn muốn thể hiện. Không những vậy, nếu không kể những bạn học chuyên Anh, những bạn được học tiếng Anh qua những nguồn chuẩn từ native speakers từ nhỏ thì cách học phổ biến ở Việt Nam (tập trung vào reading exercises, grammar…) sẽ dẫn đến những lỗi sai liên quan tới pronunciation khá khó sửa vì khi bắt đầu học thì phần nhiều trong chúng ta thường được tiếp cận với sách vở, ngôn ngữ viết thay vì được nghe cách mà những người sống ở những quốc gia mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức phát âm ra sao. Ngay cả những du học sinh như mình, và một vài bạn của mình nhiều khi ngồi nói chuyện cùng với nhau cũng có nhắc tới việc phải cố gắng sửa những lỗi liên quan tới phát âm, nhấn trọng âm chưa đúng vì đơn giản chúng mình cũng là những người đã trải qua việc học tiếng Anh như trên và hồi còn ở Việt Nam thì tiếng Anh không được sử dụng như ngôn ngữ chính thức nên không có cơ hội được thực hành quá nhiều nữa. Mình nghĩ rằng quan trọng là nhìn nhận lỗi sai để cải thiện, để tiến bộ hơn chứ cũng không có gì phải giấu dốt hay xấu hổ cả. Về vấn đề Pronunciation thì các bạn có thể dùng từ điển điện tử có phát âm (phát âm theo British English và American English) trong máy tính, iPad, di động; ex: Oxford Advanced Learner’s Dictionary 8 hoặc Cambridge English Pronouncing Dictionary…

 

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chú ý tới: số ít/số nhiều, chia ngôi/thì động từ, giới từ vì đây là những điểm khác biệt khá rõ ràng giữa tiếng Việt và tiếng Anh nên rất nhiều người trong chúng ta dễ mắc phải khi nói tiếng Anh (tất nhiên, người viết bài này không phải là một ngoại lệ)

 

 

Phần Kết:

Mình thực sự muốn nói rằng các bạn hãy đừng ngần ngại khi nghĩ về những vấn đề như tuổi tác, rồi là có thể chậm hơn so với các bạn cùng tuổi ở Việt Nam, cho tới thấy tiếc quãng thời gian học ở Việt Nam khi đã là sinh viên năm 2, năm 3 Đại học mới quyết định apply (bản thân mình thời gian khi chuẩn bị apply thì mình đã bảo lưu năm học thứ 3 tại Ngoại Thương Hà Nội) vì sang bên này quan trọng việc bạn học như thế nào chứ không phải bạn bao nhiêu tuổi, một xuất phát sau không đồng nghĩa với việc quá trình phát triển sẽ chậm hơn và những kĩ năng, kiến thức bạn được trang bị thời gian học Đại Học tại Việt Nam sẽ, theo một cách nào đó ,hữu ích với các bạn khi các bạn sang bên này và nhìn lại. Hãy cứ dũng cảm theo đuổi ước mơ vì thực sự khi được làm những điều mà các bạn yêu thích thì không có khởi đầu nào là muộn cả. “Hãy cứ mơ những điều bạn muốn mơ, hãy cứ tới những nơi bạn muốn tới và hãy cứ làm những việc mà bạn yêu thích vì bạn chỉ có một cuộc sống để thực hiện tất cả những chuyện đó”. Bên cạnh đó, mình rất mong rằng nếu có thể thì hãy đừng để quãng thời gian apply chỉ đơn thuần xoay quanh bản thân các bạn, hãy “become more of yourself”: hãy tham gia offline và cùng mọi người trao đổi thông tin liên quan tới việc apply, hãy tham gia buổi nộp hồ sơ chung để cùng mỗi người góp một chút sức, hãy lập nhóm học, hãy post lên Group những bài toán khó hay những vấn đề còn khúc mắc để mọi người cùng thảo luận. Hãy cứ sẻ chia và giúp đỡ người khác vì cơ hội luôn có đủ cho những người luôn cố gắng, nỗ lực.